Giúp bạn hoàn thiện ngôi nhà với chi phí hợp lý !

NHÀ 4 TẦNG CÓ CẦN ÉP CỌC BTCT

Xây nhà là việc trọng đại trong cuộc đời mỗi con người, với mong muốn có một ngôi nhà đẹp và bền vững theo thời gian các gia chủ thường hay băn khoăn việc nhà mấy tầng thì cần ép cọc cho móng. Để giảm bớt sự lo lắng cho khách hàng, chúng tôi sẽ giải đáp các câu hỏi này trong bài viết ngày hôm nay.

Các phương án kết cấu móng

Tùy vào quy mô, tải trọng và tính chất của ngôi nhà và điều kiện địa chất nền đất mà kỹ sư thiết kế lựa chọn giải pháp móng hợp lí. Đảm bảo khả năng chịu lực, biện pháp thi công và tính hiệu quả về kinh tế.

Móng có thể chia ra 2 loại: Móng nông và móng cọc

Móng nông: Là loại móng đặt trực tiếp trên nền đất tự nhiên, yêu cầu nền đất phải đủ cứng khi đặt móng, tránh hiện tượng lún và lún lệch.

Có 3 loại móng nông:

  • Móng đơn
  • Móng băng
  • Móng bè

Móng cọc: Với những công trình có tải trọng lớn, nền đất ngay bên dưới không đủ khả năng để chịu toàn bộ tải trọng của công trình. Hệ cọc được đưa xuống để chống đỡ toàn bộ tải trọng bên trên và đưa xuống tầng đất cứng dưới sâu.

Xác định tải trọng của ngôi nhà

Trong xây dựng, có 2 loại tải trọng chính, bao gồm:

  • Tĩnh tải: Dạng tải trọng tác động liên tục lên công trình trong suốt thời gian sử dụng. nó bao gồm trọng lượng của kết cấu công trình, áp lực đất…
  • Hoạt tải: Dạng tải trọng động mang tính tạm thời theo từng giai đoạn. Chẳng hạn như như hoạt động của người và thiết bị trong nhà, sức gió, ..

Để tính toán tải trọng của ngôi nhà các kỹ sư kết cấu cần khai báo các thành phần tải trọng một cách chính xác và đầy đủ. Tuy nhiên dựa trên thực tế các công trình dân dụng, ta có thể dự kiến sơ bộ tải trọng nhà là khoảng 1 tấn/m2 sàn xây dựng (tầng mái tính với hệ số 0.5)

sơ đồ tính toán kết cấu nhà dân

Kiểm tra nền đất để quyết định phương án móng

Khảo sát địa chất là công tác thăm dò, thí nghiệm, và đánh giá điều kiện địa chất công trình nơi chuẩn bị xây dựng nhà. Đơn vị khảo sát sẽ khoan lấy mẫu đất, thí nghiệm các chỉ tiêu cơ lý, xác định độ chặt và sức chịu tải của nền.

Trong trường hợp công trình có tải trọng lớn và tọa lạc trên nền đất yếu, hoặc nằm trong khu vực chịu ảnh hưởng của ao hồ, mạch nước ngầm, … thì việc ép cọc là cần thiết để đảm bảo an toàn chịu lực cho ngôi nhà.

Nên ép cọc loại nào, bao nhiêu tấn

Theo tiêu chuẩn xây dựng đối với những công trình dân dụng dưới 7 tầng xây ở đô thị, kết cấu không quá phức tạp thì lực ép trên mỗi đầu cọc sẽ dao động từ Pmin=40 tấn và Pmax=50 tấn.
Loại cọc bê tông phù hợp là 200×200 và 250×250 thép chủ phi 14. Nếu sử dụng loại cọc bê tông có thiết diện là 250×250 có 4 cây thép chủ phi 16 thì cần lực ép từ 50 tấn đến 60 tấn.

Đối với các trường hợp nhà 5-6 tầng xây kiểu bán hầm để xe ô tô. Thì ta có thể sử dụng thêm biện pháp thi công ép cọc Cừ U200 để tránh làm sạt lở đất nhà bên cạnh và xói móng.

Để lại một bình luận

Email của bạn sẽ không được hiển thị công khai. Các trường bắt buộc được đánh dấu *