Thẩm tra thiết kế

Thẩm tra thiết kế là yêu cầu bắt buộc trong các dự án đầu tư xây dựng vốn ngân sách. Trong các dự án dân dụng thì công tác này không bắt buộc nhưng nó sẽ giúp ích rất nhiều cho chủ đầu tư đánh giá bản thiết kế nhà mình một cách khách quan. Nó bao gồm thẩm tra kết cấu và thẩm tra dự toán.

Thẩm tra kết cấu

Đây là công việc kiểm tra, đánh giá sự phù hợp về kiến trúc và khả năng chịu lực của kết cấu công trình theo hồ sơ thiết kế dựa trên các tiêu chuẩn và quy chuẩn hiện hành, làm cơ sở cho việc thẩm định và triển khai thi công.

Thẩm tra dự toán

Là công tác kiểm tra, xác định tính đúng đắn, hợp lý của khối lượng công việc, đơn giá thi công và các định mức chi phí xây dựng trong thuyết minh dự toán công trình. Đây là công tác giữ vai trò quan trọng và ảnh hưởng lớn đến chi phí xây dựng của công trình.

Thẩm tra thiết kế, thẩm tra dự toán

PHẠM VI CÔNG VIỆC

Thẩm tra thiết kế:

  • Kiểm tra năng lực đơn vị thiết kế
  • Kiểm tra tính đầy đủ của hồ sơ thiết kế
  • Đánh giá sự phù hợp của các giải pháp kiến trúc và kết cấu
  • Kiểm tra sự thuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng và quy chuẩn kỹ thuật hiện hành
  • Kiểm tra sơ đồ tải trọng và phương pháp tính cho các kết cấu chịu lực
  • Đánh giá , kết luận về khả năng chịu lực của công trình và giải pháp đảm bảo an toàn cho công trình lân cận
  • Kiểm tra thiết kế hệ thống điện, điều hòa, thang máy, …
  • Kiểm tra sự tuân thủ các yêu cầu về PCCC (nếu có)
  • Rà soát các yêu cầu kỹ thuật trong hồ sơ thiết kế và yêu cầu bổ sung chỉ dẫn kỹ thuật nếu cần

Thẩm tra dự toán:

  • Kiểm tra dữ liệu đầu vào
  • Kiểm tra phần bóc tách khối lượng và định mức vật tư cho từng đầu việc
  • Kiểm tra đơn giá áp dụng trong dự toán

Thẩm tra thiết kế

NỘI DUNG BÁO CÁO THẨM TRA

1. NHẬN XÉT VỀ CHẤT LƯỢNG HỒ SƠ ĐỀ NGHỊ THẨM TRA

  • Quy cách và danh mục hồ sơ thực hiện thẩm tra
  • Nhận xét, đánh giá về các nội dung thiết kế xây dựng
  • Nhận xét, đánh giá về dự toán xây dựng

2. KẾT QUẢ THẨM TRA THIẾT KẾ XÂY DỰNG

  • Về sự tuân thủ các tiêu chuẩn áp dụng, quy chuẩn kỹ thuật:
  • Về sử dụng vật liệu cho công trình theo quy định của pháp luật:
  • Đánh giá sự phù hợp của từng giải pháp thiết kế với công năng sử dụng công trình.
  • Đánh giá, kết luận khả năng chịu lực của kết cấu công trình, giải pháp thiết kế bảo đảm an toàn cho công trình lân cận.
  • Sự tuân thủ các quy định về bảo vệ môi trường, phòng, chống cháy, nổ.
  • Yêu cầu hoàn thiện hồ sơ (nếu có).

3. KẾT QUẢ THẨM TRA DỰ TOÁN

  • Về sự phù hợp giữa khối lượng chủ yếu của dự toán với khối lượng thiết kế;
  • Về tính đúng đắn, hợp lý của đơn giá xây dựng, định mức chi phí trong dự toán xây dựng.

Báo cáo thẩm tra